5 Lợi ích của tiếp thị đa kênh đối với doanh nghiệp
Tiếp thị đa kênh đã trở nên vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và thương hiệu. Nó giúp thúc đẩy doanh số bán hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán trên tất cả các kênh.
Dưới đây là những lợi ích mà tiếp thị đa kênh mang lại cho các doanh nghiệp và thương hiệu nếu họ thực hiện tốt phương pháp thiếp thị này.
1. Tiếp thị đa kênh thúc đẩy doanh số bán hàng
Các nhà bán lẻ ngày nay chưa bao giờ có một bộ công cụ tiếp thị tốt hơn như bây giờ. Sự gia tăng của tiếp thị đa kênh giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử, thương hiệu và nhà bán lẻ gặp gỡ người mua hàng mọi lúc mọi nơi.
85% người tiêu dùng nói rằng họ thích tương tác với các thương hiệu trên cả kênh kỹ thuật số và kênh vật lý .
2. Tiếp thị đa kênh thu hút khách hàng ở cấp độ cá nhân
Có đến 64% người tiêu dùng nói rằng họ muốn thương hiệu tương tác với họ bất cứ khi nào họ muốn và ở bất cứ đâu.
Mọi người không nhớ những thương hiệu không thu hút họ. Bằng cách có mặt ở khắp mọi nơi với chiến lược đa kênh sẽ giúp thương hiệu tăng cường mức độ tương tác, điều này thúc đẩy sự nhận diện thương hiệu của bạn.
Cung cấp nội dung tiếp thị chính xác, được cá nhân hóa trên các nền tảng là một ví dụ về việc thu hút khách hàng tiềm năng.
Tiếp thị đa kênh quan tâm nhiều hơn đến việc gắn kết các nền tảng với nhau thành một hệ thống hoạt động cùng nhau để cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng.
Vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào một kênh duy nhất, bạn nên đầu tư đồng bộ các kênh khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Cá nhân hóa cũng góp phần vào sự hài lòng của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. 71% khách hàng mong đợi các công ty cá nhân hóa và các công ty cung cấp dịch vụ cá nhân hóa xuất sắc tạo ra doanh thu cao hơn 40%.
3. Tiếp thị đa kênh giúp mua sắm thuận tiện trên nhiều nền tảng
Có 83% người tiêu dùng nói rằng sự tiện lợi trong khi mua sắm quan trọng hơn đối với họ bây giờ so với 5 năm trước, và 97% nói rằng họ đã thoát khỏi một giao dịch mua sắm bất tiện.
Người tiêu dùng ngày nay có những mô hình mua sắm mới và họ ưa chuộng sự tiện lợi hơn bao giờ hết.
Mục tiêu chính của tiếp thị đa kênh là đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm, đòi hỏi sự tham gia liên tục, bất kể khách hàng tương tác với bạn ở đâu hoặc như thế nào.
Tiếp thị đa kênh là chìa khóa giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử nuôi dưỡng khách hàng trong suốt hành trình mua hàng của họ và đáp ứng họ bằng thông điệp và sự chú ý nhất quán trên các nền tảng.
4. Tiếp thị đa kênh giúp tăng khả năng giữ chân khách hàng và giá trị lâu dài
Nghiên cứu cho thấy những thương hiệu thúc đẩy nỗ lực tương tác để giữ chân thêm 5% khách hàng sẽ tăng lợi nhuận lên đến 95%.
Những người mua sắm sử dụng nhiều kênh có nhiều khả năng ở lại trong một thời gian dài. Trên thực tế, những người mua sắm đa kênh có nhiều khả năng quay lại cửa hàng hơn 23% trong sáu tháng sau lần mua đầu tiên và họ cũng có xu hướng đề xuất thương hiệu hơn.
Tiếp thị đa kênh là cách các thương hiệu điều chỉnh trải nghiệm được cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân của mỗi khách hàng khi họ di chuyển từ kênh này sang kênh khác cũng như thiết bị này sang thiết bị khác.
5. Tiếp thị đa kênh nâng cao nhận thức về thương hiệu
Ngày càng có nhiều khách hàng mua sắm cả tại cửa hàng và trên các kênh trực tuyến, và việc kết hợp trải nghiệm có thể là một thách thức đối với các thương hiệu.
Các doanh nghiệp phải tích hợp sự hiện diện thực tế với hình ảnh thương hiệu trực tuyến của họ. Bạn phải đảm bảo rằng không chỉ tất cả các kênh bán lẻ của bạn nhất quán với thương hiệu của công ty mà còn phải hoạt động gắn kết với nhau.
Nếu bạn là nhà bán lẻ có cửa hàng thực tế và cửa hàng thương mại điện tử, tiếp thị đa kênh mang đến cơ hội để bạn tạo ra trải nghiệm tích hợp nhằm cung cấp tính nhất quán và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Sự khác biệt giữa Omnichanel và Multichanel là gì?
Omnichanle được cá nhân hóa không giống như Multichanel. Thay vào đó, đó là hoạt động tiếp thị được cá nhân hóa cao, nhất quán và cập nhật thường xuyên dựa trên nhu cầu của người mua hàng chứ không dựa trên nhu cầu của các kênh của bạn.
Nó đặt khách hàng vào trung tâm, mang đến cho họ trải nghiệm liền mạch trên tất cả các kênh bán hàng mà họ đang sử dụng và cung cấp cho họ thông tin phù hợp vào đúng thời điểm.
Tiếp thị đa kênh tập trung xung quanh khách hàng bằng cách cung cấp cho họ thông điệp được cá nhân hóa trong một trải nghiệm thống nhất, liền mạch. Điều này cho phép khách hàng dễ dàng truy cập thông tin từ bất kỳ kênh nào, vì các kênh được kết nối với nhau.
Xem thêm: Những xu hướng tiếp thị đa kênh năm 2023