Sorry, you need to enable JavaScript to visit this website.
Bài mới hơn
Sản phẩm, dịch vụ

13 bước để tạo nên một ứng dụng di động thành công - P2

13 bước để tạo nên một ứng dụng di động thành công - P2

>> Xem Phần 1

Bước 6: Bắt đầu xây dựng

Với một nền tảng vững chắc, bạn có thể bắt đầu xây dựng ứng dụng kinh doanh của mình. Đầu tiên, nhà phát triển của bạn sẽ thiết lập máy chủ, cơ sở dữ liệu và API của bạn. Hãy nhớ sửa đổi chức năng ứng dụng của bạn để phản ánh bất kỳ thay đổi nào dựa trên giai đoạn thử nghiệm đầu tiên.

Đừng quên đăng ký và tạo một tài khoản với các cửa hàng ứng dụng di động như Google Play và App Store. Bởi việc này có thể mất một vài ngày để xử lý.

Khi bạn chọn một nền tảng, hãy đảm bảo tuân theo các nguyên tắc của hệ điều hành đó. Nếu bạn không tuân theo các nguyên tắc này, bạn sẽ có nguy cơ ứng dụng của mình bị từ chối.

Cố gắng tuân thủ các quy định của mỗi cửa hàng, vì cuối cùng bạn sẽ muốn phát hành ứng dụng của mình trên cả hai.

Bước 7: Thiết kế giao diện App

Bây giờ là lúc nhà thiết kế tạo giao diện người dùng của ứng dụng di động. Giao diện người dùng là một phần quan trọng trong ứng dụng kinh doanh để đảm bảo nó hấp dẫn, trực quan và dễ điều hướng.

Hãy xem xét bất kỳ thông tin phản hồi nào của người dùng trong suốt quá trình phát triển ứng dụng, vì có thể nó sẽ giúp cho ứng dụng của bạn hoàn thiện hơn.

Thiết kế giao diện người dùng là rất quan trọng để thu hút và điều hướng người dùng ứng dụng. Một giao diện người dùng tốt cần đơn giản, trực quan và hiển thị các tính năng theo cách mà người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng.

Hãy đầu tư nhiều vào các yếu tố thiết kế quan trọng như logo, màu sắc, kiểu dáng và phông chữ. Sử dụng Mockup tương tác để thu thập phản hồi về các thiết kế bằng cách mô phỏng ứng dụng sẽ trông như thế nào và nó sẽ hoạt động ra sao.

Bước 8: Kiểm tra ứng dụng 

Đừng đợi cho đến khi kết thúc quá trình phát triển để kiểm tra ứng dụng của bạn. Nó sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu luôn luôn kiểm tra trong quá trình xây dựng và phát triển. Những điều có vẻ như rõ ràng đối với bạn nhưng có thể không rõ ràng với bất kỳ ai khác và ứng dụng của bạn có thể không được sử dụng theo cách bạn dự định.

Do đó, nhận phản hồi sớm có thể giúp xác thực thiết kế ứng dụng của bạn và tránh các lỗi phát sinh gây tốn kém về sau.

Điều quan trọng là phải kiểm tra chức năng ứng dụng và giao diện người dùng ứng dụng của bạn để đảm bảo đáp ứng mong đợi. Thu thập phản hồi trực tiếp từ người kiểm tra và sử dụng để sửa đổi và tối ưu hóa ứng dụng kinh doanh của bạn.

Bước 9: Phát hành phiên bản thử nghiệm Beta

Khi bạn đã trải qua bước thử nghiệm kỹ lưỡng và phát triển một chức năng trơn tru, giao diện thẩm mỹ, đây là lúc để kiểm tra cách ứng dụng của bạn hoạt động thực tế. Một trong những cách tốt nhất để kiểm tra ứng dụng của bạn là cho người dùng thử nghiệm phiên bản Beta.

Thử nghiệm Beta là một bước quan trọng trước khi khởi chạy ứng dụng của bạn vì nó cho phép bạn mời người thử nghiệm xem xét ứng dụng của bạn trước khi phát hành nó cho cửa hàng ứng dụng.

Mục tiêu chính của thử nghiệm Beta là để có được trải nghiệm thực tế về việc ứng dụng đó hoạt động tốt như thế nào với người dùng thực tế.

Bản phát hành beta cho phép người kiểm tra tìm lỗi, tương tác thử nghiệm và những thứ khác như thời gian tải App,... tất cả đều cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của ứng dụng.

Những người kiểm tra này sẽ giúp bạn phát hiện bất kỳ sự cố nào trong phiên bản ứng dụng Beta liên quan đến tính thân thiện với người dùng, điều hướng và hiệu suất trên các thiết bị khác nhau, v.v.

>> Xem tiếp Phần 3