15 tiêu chí của một ứng dụng di động thành công (P1)
Theo thống kê hiện có hơn 1 triệu ứng dụng trong các cửa hàng ứng dụng lớn là App Store và Google Play, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của ứng dụng di động trong công việc kinh doanh.
Do đó, thị trường ứng dụng di động ngày càng trở nên sôi động và việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở lên khốc liệt và khó khăn hơn bao giờ hết. Để thắng trong cuộc chiến này, bắt buộc doanh nghiệp phải hiểu những tiêu chí làm nên một ứng dụng di động thành công.
Ngày nay điện thoại di động là một trong những công cụ mạnh nhất và đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Nó đã trở thành nơi mà người tiêu dùng có mặt thường xuyên nhất, trên thực tế, người tiêu dùng dành 90% thời gian của họ cho các ứng dụng di động so với các trang web thông thường.
Do đó, các doanh nghiệp hiện nay phải chú trọng nhiều vào trải nghiệm di động để có thể thực sự đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ có một số ứng dụng di động nổi tiếng là được người dùng thường xuyên sử dụng, do vậy cơ hội để người dùng khám phá một ứng dụng bất kỳ là khá thấp nếu nó không thực sự nổi bật.
Người dùng điện thoại thông minh trung bình có khoảng 25-30 ứng dụng trên điện thoại của họ tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, số lượng ứng dụng thường xuyên được sử dụng chỉ khoảng 3 ứng dụng.
Những tiêu chí nào tạo nên một ứng dụng thành công?
Câu trả lời thực ra khá đơn giản: Một ứng dụng di động thành công là một ứng dụng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng cuối và thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
Để tạo nên một ứng dụng thành công đôi khi không phải trong một bước, mà nó là cả một hành trình nâng cấp và sửa đổi cho phù hợp với khách hàng và xu hướng tiêu dùng.
Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp thường phải cố gắng tinh chỉnh, nâng cấp ứng dụng di động của họ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.
Dưới đây là 15 tiêu chí quan trọng nhất quyết định định sự thành công của một ứng dụng di động.
1. Giải quyết vấn đề của khách hàng
Mỗi sản phẩm ứng dụng di động thành công đều phải giải quyết một vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nói đến chiến lược di động, tốt nhất là doanh nghiệp đó nên nghĩ đến những ý tưởng, chiến lược lớn.
Hãy tự hỏi vấn đề mà ứng dụng đó sẽ giải quyết cho người dùng và cách nó có thể giúp đơn giản hóa cuộc sống của họ.
Ứng dụng di động đó cần được xác định rõ ràng mục đích và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đừng lãng phí tiền xây dựng một ứng dụng mù mờ và không giải quyết được một mục đích rõ ràng của doanh nghiệp.
Thay vào đó, hãy nhắm đến việc có một tầm nhìn rõ ràng về những gì bạn dự định đạt được với ứng dụng của mình. Nếu ứng dụng không có mục đích sử dụng cụ thể, cuối cùng nó sẽ không liên quan đến người dùng.
Tiến hành nghiên cứu để xác định khách hàng của bạn đang gặp những khó khăn hoặc rào cản để mua hàng. Điều này sẽ giúp cung cấp thông tin chuyên sâu về các loại sự cố mà ứng dụng di động có thể được thiết kế để giải quyết.
2. Tập trung vào một tính năng cốt lõi
Các ứng dụng tốt nhất thường chỉ làm một việc và làm rất tốt. Các ứng dụng đơn giản, tập trung hoạt động tốt vì người dùng không muốn các tính năng không cần thiết làm sao nhãng trải nghiệm của họ.
Các ứng dụng được phát triển với trọng tâm cụ thể có thể tối đa hóa tài nguyên để cung cấp hoàn hảo một thứ mà người dùng cần nhất.
Tập trung vào những mục tiêu thúc đẩy bạn tạo ra một ứng dụng đầu tiên. Điều gì làm cho ứng dụng này tốt hơn những ứng dụng khác?
Điều đó bắt đầu bằng việc xác định và hiểu giá trị mà ứng dụng của bạn cung cấp, tạo ra một hành động cốt lõi và làm cho nó đủ hấp dẫn để hoàn thành và lặp lại.
Các ứng dụng thành công nhất là những ứng dụng thực hiện mục đích của họ tốt hơn hoặc khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Nếu người dùng yêu cầu nhiều tính năng hơn, những tính năng này có thể được thêm vào ứng dụng dưới dạng cập nhật trong các phiên bản sau.
Chiến lược này cho phép bạn tung ra một ứng dụng tuyệt vời nhanh hơn và chứng tỏ rằng bạn đang cố gắng liên tục cải thiện ứng dụng của mình.
3. Cung cấp giá trị thực
Người dùng ngày nay thường không có thời gian, tất cả những gì họ muốn là tốc độ và sự tiện lợi. Do đó, ứng dụng của bạn phải cung cấp giá trị khách hàng thực sự cần ở mọi bước để thúc đẩy và khuyến khích hành động mua của họ.
Giá trị này có thể đến từ tiện ích, giải trí, tiện lợi hoặc một loạt các lĩnh vực khác. Một ứng dụng có thể dễ dàng sử dụng trong nhiều tình huống với các tính năng liền mạch thường hấp dẫn nhất.
Điều quan trọng là xác thực ý tưởng ứng dụng của bạn với nghiên cứu để đảm bảo rằng nó đang cung cấp đúng những giá trị bạn dự định.
4. Sử dụng dễ dàng
Trải nghiệm người dùng (UX) đóng vai trò then chốt khi nói đến sự thành công của một ứng dụng di động. Do đó, trong trường hợp ứng dụng di động, sự đơn giản vẫn hơn là phức tạp.
Người dùng cần hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi. Một ứng dụng không dễ sử dụng thường sẽ dẫn đến việc người dùng từ bỏ nó ngay từ lần đầu tiên.
Cung cấp cho người dùng một đường dẫn để theo dõi và hành động lặp lại sẽ giúp ứng dụng đó dễ dùng hơn. Phát triển giao diện người dùng thuận tiện với điều hướng đơn giản dựa trên hướng dẫn thiết kế.
Dù là chức năng nào thì càng đơn giản, ứng dụng của bạn sẽ càng thành công hơn. Hãy xem xét các câu hỏi như:
Làm sao để ứng dụng di động dễ sử dụng nhất? Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:
Người dùng có thể tìm ra cách sử dụng ứng dụng của bạn một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ hướng dẫn nào không?
Những tính năng này sẽ được sử dụng như thế nào? Chúng có liên quan tới nhau không?
Những tính năng này làm cho ứng dụng của bạn dễ sử dụng hơn hay phức tạp hơn?
Cuối cùng, ứng dụng phải thân thiện với người dùng, dễ điều hướng cũng như hấp dẫn trực quan. Nếu người dùng phải dành nhiều thời gian để học cách sử dụng ứng dụng của bạn trước khi họ có được giá trị từ đó, họ sẽ thường bị mất kiên nhẫn và từ bỏ ứng dụng đó.
Nếu ứng dụng của bạn thật sự đơn giản đơn giản, người dùng sẽ không có lý do gì để tìm kiếm một ứng dụng của đối thủ tương tự.
5. Phát triển cho iOS và Android
Điều cực kỳ quan trọng đối với thành công của ứng dụng là nó phải sử dụng được trên cả 2 nền tảng phổ biến nhất là iOS và Android. Một cách hiệu quả để làm điều này là triển khai khung phát triển ứng dụng đa nền tảng.
Các công cụ phát triển ứng dụng đa nền tảng có thể giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phát triển ứng dụng riêng biệt trên cả hai nền tảng.