So sánh bán hàng đa kênh và tiếp thị đa kênh (Omnichanel và Multichanel)
Sự khác biệt chính giữa omnichannel và Multichanel là mục đích của chiến lược. Omnichannel sử dụng các kênh tiếp thị tập trung vào khách hàng và Multichanel sử dụng nhiều kênh tiếp thị để tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hãy cùng Thiết kế web Giai Điệu tìm hiểu kỹ hơn về hai hình thức này trong bài viết dưới đây nhé.
Bán hàng đa kênh (Omnichannel) là gì?
Omnichannel hoặc omni-channel là một chiến lược bán hàng thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng giữa các kênh. Omnichannel cho phép người bán bán qua nhiều kênh như máy tính để bàn, thiết bị di động và cửa hàng trực tiếp.
Khách hàng có thể mua hàng ở bất kỳ đâu thay vì coi các kênh là độc lập, bán hàng đa kênh tạo ra sự lan tỏa giữa các kênh và cung cấp trải nghiệm cho khách hàng trong và giữa các kênh.
Về bản chất, omnichannel xóa bỏ ranh giới giữa các kênh bán hàng và tiếp thị khác nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất. Sự khác biệt giữa các kênh bán hàng trực tiếp, mạng xã hội, di động, email, nhắn tin biến mất khi tất cả chúng sẽ được quy về một mối.
Tiếp thị đa kênh (Multichanel) là gì?
Tiếp thị đa kênh là một chiến lược kinh doanh kết hợp trải nghiệm của khách hàng và cung cấp cho người tiêu dùng sự lựa chọn để tương tác trên kênh họ thích.
Hãy coi tiếp thị đa kênh như một bánh xe có nan hoa. Ở trung tâm của bánh xe là sản phẩm của bạn (tức là bán hàng). Ở vành ngoài của bánh xe là khách hàng của bạn, nơi mỗi kênh cung cấp cơ hội mua hàng riêng biệt và độc lập.
Khi đã biết được kênh nào cộng hưởng tốt nhất với thị trường mục tiêu của mình, bạn có thể tối ưu hóa hoạt động tiếp thị trên các kênh đó để tối đa hóa doanh số bán hàng.
Các nền tảng tiếp thị đa kênhcó thể là các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website,...
Lựa chọn giữa bán hàng đa kênh và Tiếp thị đa kênh
Omnichannel mang đến trải nghiệm khách hàng trơn tru hơn khi đồng bộ và kết nối tất cả các kênh bán hàng khác nhau và quy về một mối. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp quản lý doanh thu bán hàng của từng điểm bán hàng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên việc chuyển đổi sang bán hàng đa kênh không phải một quyết định đơn giản đối với mọi doanh nghiệp. Vì vậy bạn cần phải xem xét 2 yếu tố dưới đây:
- Nguồn lực - Cung cấp trải nghiệm đa kênh đòi hỏi sự đầu tư và năng lực CNTT, cơ sở hạ tầng phù hợp, cũng như tầm nhìn cần thiết để tích hợp và thực thi nó. Nếu bạn xây dựng một kênh thương mại điện tử thì bạn cần phải có chiến lược nội dung mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự có chuyên môn về CNTT và thương mại điện tử.
- Tính linh hoạt - Phần lớn trong quá trình chuyển đổi sang đa kênh là bạn phải thay đổi về mặt con người và công nghệ, vì vậy nó cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các kênh bán hàng với nhau.
Dù bạn lựa chọn đầu tư vào bán hàng đa kênh hay tiếp thị đa kênh thì việc phát triển nguồn lực và tính linh hoạt để thích ứng và tích hợp các kênh mới sẽ quyết định liệu bạn có thành công hay không.