10 tiêu chí để chọn một công ty thiết kế website chuyên nghiệp
Xây dựng một website chính là bạn đang xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường online. Nó quyết định bước đầu sự thành công của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh.
Một doanh nghiệp có thể tự xây dựng một đội ngũ IT xây dựng web, hoặc để nhanh hơn và tiết kiệm chi phí thì bạn nên chọn phương án thuê một công ty thiết kế website.
Vậy làm sao để chọn được một đối tác thiết kế web chuyên nghiệp và hiệu quả, khi mà bạn không có nhiều kiến thức về IT? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được giải pháp cho vấn đề đó.
Với danh sách 10 tiêu chí đơn giản này, bạn có thể tìm được một công ty thiết kế website chuyên nghiệp.
1. Ước tính ngân sách
Việc đầu tiên bạn cần đặt ngân sách dự kiến cho dự án thiết kế web của mình. Để đưa ra được một mức ngân sách hợp lý, bạn cần hiểu rõ nhu cầu của mình về website muốn có.
Nếu chỉ đơn giản là một website giới thiệu công ty thì không đòi hỏi mức ngân sách cao, nhưng nếu là một web bán hàng hay website thương mại điện tử thì mức ngân sách sẽ cao hơn rất nhiều.
Ngoài ngân sách dự kiến ra, bạn nên thiết lập một khoản dự trù cho những phát sinh có thể có. Ngoài việc lắng nghe tư vấn từ đối tác, bạn cũng nên tự tìm hiểu rõ về những nhu cầu cần thiết để tránh sa đà vào những tính năng không cần thiết gây lãng phí ngân sách.
Tuy nhiên cần phải có một chiến lược hợp lý, vì nếu như bớt đi một vài tính năng cần thiết, sau này việc chắp vá thêm sẽ khó khăn và tốn kém hơn là bạn làm chúng ngay từ đầu.
2. Nhận báo giá
Điều đó có thể mất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các công ty cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau. Thông thường các đơn vị thiết kế website thường không công bố giá và yêu cầu khách hàng liên hệ lại để cung cấp thông tin.
Bởi với dịch vụ thiết kế website sẽ không có một khuôn mẫu web có sẵn, mà phải căn cứ vào yêu cầu tính năng của khách hàng.
Để khách quan nhất bạn nên lấy báo giá của từ một vài đơn vị thiết kế web để so sánh. Tuy nhiên việc lựa chọn giá rẻ cũng có những rủi ro của nó.
Do vậy tùy vào ngân sách của doanh nghiệp và giá thiết kế website của đối tác mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
3. Chi phí phát sinh
Mặc dù đã thỏa thuận được mức giá trên hợp đồng, nhưng ngay từ đầu bạn cần phải làm rõ về các chi phí phát sinh nếu có.
Một số công ty thiết kế web thường không đưa ra những chi phí phát sinh thậm chí trên hợp đồng. Nhưng khi đã đi vào thực hiện thì có rất nhiều loại phí mà bạn không ngờ tới, dẫn đến vượt quá ngân sách có thể chi trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Do vậy bạn cần hỏi đối tác của mình về điều khoản chi phí phát sinh. Họ có tính phí cho việc cập nhật đột xuất cho trang web không? Giá đã bao gồm các loại thuế hay chưa?...
Để tránh những rắc rối và tranh cãi sau này, bạn cần tìm hiểu rõ về chính sách chi phí của đối tác thiết kế website.
4. Đánh giá hồ sơ năng lực
Mỗi công ty thiết kế website sẽ có hồ sơ năng lực thể hiện thông qua các dự án mà họ đã làm cho khách hàng. Bằng việc nhìn vào những sản phẩm đó bạn sẽ đánh giá được sự phù hợp của họ với dự án của mình.
Đôi khi không phải cứ một công ty có danh tiếng lại phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn, thêm nữa là giá thành của họ sẽ cao.
Do vậy bạn cần đánh giá năng lực kết hợp với nhu cầu và mức ngân sách của mình để chọn lựa đối tác phù hợp.
Phương án tốt nhất là lựa chọn công ty đã từng thiết kế những website về lĩnh vực của bạn.
5. Khả năng giữ chân khách hàng
Cùng với việc xem xét các khách hàng trước đây của đối tác, bạn cũng có thể hỏi họ về tỷ lệ giữ chân khách hàng của họ.
Một đơn vị mà giữ chân được khách hàng chứng tỏ dịch vụ của họ rất tốt để có được lượng khách hàng trung thành.
Trái lại, có những công ty khách hàng đến một lần và không bao giờ quay lại, thì bạn cũng cần phải cân nhắc về dịch vụ hỗ trợ của họ.
6. Hỏi về nhân sự phụ trách chính
Bạn nên có thông tin của nhân sự đại diện chịu trách nhiệm cá nhân cho việc thiết kế trang web của bạn để có thể cập nhật thường xuyên về tiến trình thiết kế trang web của bạn và thảo luận về các thay đổi đối nếu cần.
7. Hỏi thông tin về những người phụ trách khác
Đôi khi người phụ trách chính cho việc thiết kế web của bạn có việc đột xuất thì cần phải có người thay thế hỗ trợ bạn khi có những vấn đề cấp thiết.
Hoặc một trường hợp xấu là nếu họ nghỉ việc thì bạn vẫn có những phương án khác để không ảnh hưởng đến tiến trình thiết kế website của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần có thông tin về chính sách hỗ trợ khách hàng của công ty thiết kế website đó.
8. Yêu cầu quyền quản trị website
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty thiết kế website sẽ phân quyền quản trị (admin). Nếu khách hàng muốn tự thực hiện việc quản trị web và những thay đổi thì sẽ yêu cầu cấp quyền quản trị web, còn nếu họ muốn nhờ bên đơn vị thiết kế web thực hiện việc thay đổi cho thì sẽ không cần cấp quyền quản trị. Đây là trường hợp website chỉ đơn thuần để giới thiệu công ty và ít có sự thay đổi về nội dung.
9. Lưu trữ dữ liệu website
Bạn nên hỏi nơi lưu trữ dữ liệu website của bạn. Có một số đơn vị sẽ có server lưu trữ riêng, có những đơn vị lại thuê một công ty khác chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ website.
Vì vấn đề quyền sở hữu và tốc độ chạy của website bạn nên tìm hiểu rõ về nơi sẽ lưu trữ dữ liệu của website của mình.
10. Thời gian hoàn thành
Cuối cùng, một điều quan trọng nữa là thời gian thực hiện việc thiết kế website. Bạn cần cân nhắc để kịp tiến độ kinh doanh của mình. Cần có điều khoản rõ ràng trong hợp đồng về thời hạn hoàn thành và nếu dự án bị chậm tiến độ thì sẽ có những phương án giải quyết cụ thể như nào.
Khi khảo giá một số đơn vị thiết kế website bạn cũng cần hỏi luôn về thời gian hoàn thành dự án, để từ đó so sánh và cân đối với tiến độ dự án kinh doanh của mình.
Không nên để thời gian hoàn thành website quá sát nút để những rủi ro có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Thiết kế web Giai Điệu là công ty chuyên thiết kế website thương mại điện tử, web giới thiệu công ty,...ở mọi lĩnh vực khác nhau như bất động sản, du lịch, giáo dục, y tế, báo điện tử,...với 19 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên IT nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ mang đến những giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.