Top 10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2019
2019 là một năm có nhiều biến động lớn trong ngành thương mại điện tử Việt Nam. Khách hàng được chứng kiến sự “so găng” đầy quyết liệt giữa “tứ hùng”: Tiki, Shopee, Lazada, Sen Đỏ. Cùng với đó là sự ra đi đầy tiếc nuối của Adayroi, Lotte.vn (2/2020).
Dưới đây là bảng xếp hạng Top 10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2019 theo đánh giá của Iprice căn cứ vào lưu lượng truy cập Quý 3/2019.
1. Shopee
Năm 2019 là một năm vươn mình mạnh mẽ của Shopee. Nếu như những năm trước đây Shopee vẫn là “em út” sinh sau đẻ muộn, thì đến nay website này đã chiếm vị trí top đầu với 42 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Shopee đã trở thành nơi mua sắm quen thuộc của mọi người, nhất là các chị em phụ nữ - đối tượng mua sắm chủ yếu.
Có nhiều lý do khiến Shopee chiếm được vị trí Top 1 mặc dù chỉ mới có mặt trên thị trường từ năm 2015.
Sau khi nhận được khoản rót vốn 50 triệu USD đầu tư từ SEA (công ty mẹ), Shopee đẩy mạnh các hoạt động truyền thông với việc thuê những KOLs là những ngôi sao hạng A nổi tiếng như hoa hậu Tiểu Vi, U23 Việt Nam hay gần đây là siêu sao Ronaldo.
Chính điều đó đã giúp Shopee từ một cái “chợ hàng rởm” trở thành quán quân trong ngành TMĐT Việt Nam. Đến nỗi Shopee trở thành nơi mua sắm quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam.
Lý do mấu chốt nhất mang đến sự thành công nhanh chóng cho Shopee so với các website thương mại điện tử khác đó chính là việc xác định phân khúc khách hàng tốt, tập trung vào các chủ shop online và các đối tượng khách hàng trẻ, thích mua sắm.
Bên cạnh đó, giao diện website được thiết kế bắt mắt, dễ sử dụng và chức năng xử lý đơn hàng nhanh chóng, bộ lọc sản phẩm thông minh cũng là một ưu điểm khiến người dùng yêu thích Shopee.
Shopee đã chiến thắng nhờ việc hiểu thị trường Việt Nam, hiểu thói quen và hành vi tiêu dùng của người Việt, từ đó đánh trúng được insight của người dùng.
2. Tiki
Năm 2019 là năm “Đi cùng Tiki”. Rất nhiều MV của các nghệ sĩ nổi tiếng đều có sự góp mặt của Tiki. Cho thấy Tiki đang đánh mạnh vào giới trẻ, đối tượng có sở thích mua sắm trực tuyến.
Nếu như khi mới xuất hiện người ta chỉ nghĩ đến Tiki khi muốn mua sách, thì đến nay Tiki trở thành một “siêu thị” thứ gì cũng có.
Do chính sách kiểm duyệt sản phẩm chặt chẽ và yêu cầu nhà bán hàng phải có giấy đăng ký kinh doanh nên Tiki được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Không chỉ có sách, đồ gia dụng, mẹ và bé,...mà các sản phẩm công nghệ giá trị cao cũng được khách hàng lựa chọn Tiki.
Chiến lược của Tiki là làm hài lòng người mua. Khi có người mua ắt sẽ có người bán (khác với Shopee là chủ yếu phục vụ người bán). Điều đó đã mang về cho Tiki 36 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Trong năm 2019 Tiki cũng ghi điểm với dịch vụ vận chuyển thần tốc TikiNow trong 2h. Điều này đánh vào tâm lý muốn mua hàng nhanh chóng, khách hàng sẵn sàng trả phí để được nhận hàng ngay trong ngày.
Ngoài ra dịch vụ gói quà của Tiki vẫn là một điểm khác biệt so với các website thương mại điện tử khác.
3. Lazada
Với 33 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Lazada vẫn giữ vững vị trí Top 3. Tuy không có nhiều chiến dịch rầm rộ như các sàn khác và có sự giảm sút về lượng người truy cập, nhưng Lazada vẫn khẳng định vị thế là đứa con của ông lớn Alibaba thuộc sở hữu của tỉ phú Jack Ma.
Đặc biệt với sự thành công của chiến dịch “Đại Tiệc Mua Sắm” hồi tháng 11, Lazada phủ mạnh hình ảnh thương hiệu của mình ở các kênh offline hơn, mang hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Có lẽ chiến lược của Lazada là tung ra những đòn ít nhưng chất. Kết quả là hình ảnh thương hiệu Lazada xuất hiện ở những vị trí “đắt giá” tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
4. Sen Đỏ
Sen Đỏ được thành lập từ khá sớm, 9/2012. Tuy không phát triển mạnh mẽ như Shopee và Tiki, nhưng website thuộc sở hữu của Tập đoàn FPT vẫn giữ vững vị trí Top 10 của mình.
Chiến lược của Sen Đỏ là tập trung mạnh vào các tỉnh lẻ hơn là các thành phố lớn để giảm bớt sự cạnh tranh.
Năm 2019, sau khi được rót 51 triệu USD từ 8 nhà đầu tư, dẫn đầu bởi SBI Holdings của Nhật Bản, Sendo cũng đã bắt đầu xuất hiện dày đặc hơn trên các phương tiện truyền thông với hình ảnh chị đại Sen Đỏ Mỹ Tâm và hàng loạt các ngôi sao khác, đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn mục của Sen Đỏ.
5. Thế giới di động
Tuy không phải là một sàn giao dịch cho người bán và người mua như những sàn khác, Thế giới di động vẫn giữ vững được vị trí Top đầu bởi chiến lược “Đạt khách hàng làm trung tâm” với 30 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Tuy giá bán luôn “nhỉnh” hơn các bên khác, nhưng Thế giới di động vẫn được khách hàng lựa chọn bởi chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc tận tâm. Mỗi nhân viên của TGDĐ đều thực hiện tốt định hướng phát triển của công ty.
Nên có thể thấy dù không đầu tư mạnh vào truyền thông như những sàn TMĐT khác, nhưng TGDĐ vẫn khẳng định được vị thế khác biệt của mình.
6. Điện máy xanh
Có mặt trong Top 10 là Dienmayxanh.com. Đây cũng là là một trang web thương mại điện tử nổi tiếng thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động.
Thành lập từ năm 2010, Điện Máy Xanh hiện đã phát triển mạnh mẽ với 117 siêu thị, trở thành hệ thống bán lẻ điện máy đầu tiên của Việt Nam phủ sóng 63/63 tỉnh thành, bất chấp thị trường điện máy đầy sóng gió và thử thách.
7. FPT Shop
Là website thương mại điện tử thứ 2 thuộc tập đoàn FPT luôn góp mặt Top 10 Sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam trong những năm vừa qua.
FPT Shop là website thương mại điện tử chuyên bán các thiết bị di động như điện thoại, máy tính, phụ kiện điện tử chính hãng.
Chiếc lược của FPT Shop là luôn lựa chọn những vị trí “đắt” tại các ngã tư các thành phố lớn, và phủ sóng trên khắp các tỉnh thành.
8. Điện máy chợ lớn
Đây là một cái tên mới trong Top 10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Cho đến Quý 3/2019, website dienmaycholon.vn bất ngờ vươn lên vị trí thứ 8, xếp trên cả Adayroi.
Website này chuyên bán các sản phẩm điện tử, điện máy, nội thất,...
9. A đây rồi
Website thương mại điện tử thuộc sở hữu của Vingroup. Nhiều năm góp mặt trong Top 10 sàn TMĐT tại Việt Nam. Bất ngờ đến 12/2019 A đây rồi thông báo đóng cửa. Đây có lẽ là một tin rất sốc đối với cộng đồng E-Commerce Việt Nam. Bởi lẽ đây là một địa chỉ tin cậy mà khách hàng lựa chọn khi muốn mua các thiết bị điện tử giá trị lớn.
A đây rồi có chính sách bảo hành hậu mãi khá tốt nên dù các sản phẩm dịch vụ có giá cao nhưng khách hàng vẫn hoàn toàn tin tưởng.
Sự ra đi của A đây rồi cho thấy cuộc chơi thương mại điện tử là một cuộc chơi “đốt tiền” và chỉ dành cho kẻ mạnh.
10. CellphoneS
CellphoneS là hệ thống bán lẻ thiết bị di động uy tín bậc nhất thị trường hiện nay. Chiến lược của CellphoneS vẫn luôn trung thành với lĩnh vực thiết bị di động. Điều này làm nên sự thành công vượt bậc của CellphoneS trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Dù không quá rầm rộ như các đối thủ Thegioididong hay FPT Shop, nhưng với uy tín và thương hiệu của mình CellphoneS vẫn phát trước từng bước vững chắc trên thị trường thương mại điện tử đầy khốc liệt.
Kết
Năm 2019 cũng là năm bùng nổ của Mobile App (ứng dụng cho di động). Các website thương mại điện tử lớn không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn khai thác khá tốt thị trường di động đầy tiềm năng này. Với việc phát triển các ứng dụng cho Mobile và khuyến khích người dùng sử dụng bằng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho di động.
Trên đây là danh sách Top 10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2019. Để đạt được lượng người dùng truy cập khủng thì ngoài những chiến dịch truyền thông, thì đây đều là những thiết kế website chuyên nghiệp, chuẩn UI/UX, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng cùng với một giao diện đẹp mắt, dễ dùng.
>> Xem thêm Top 10 website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2018